Sự hình thành ngũ uẩn

Về nhãn thức

Phân tích theo Ngũ Uẩn

Chúng ta đã biết, khi mà hình ảnh tác động vào nhãn căn (mắt) thì nhãn thức (Viññāna) sanh khởi.

Khi nhãn thức sanh khởi thì nó không sanh khởi một mình. Nó đồng sanh, đồng diệt với Vedanā (thọ), Saññā (tưởng) và Sankhāra hay Cetanā (tư). Bốn Tâm sở này người ta gọi là bốn Danh uẩn. Còn nhãn căn (mắt) và đối tượng (hình ảnh) thuộc về Sắc. Chúng ta có bốn Danh uẩn hợp với Sắc hợp thành Ngũ uẩn.

Phân tích theo Tâm, Tâm Sở và Sắc

Khi đối tượng tác động vào mắt thì nhãn thức sanh khởi. Nhãn thức này người ta còn gọi một tên khác đó là Tâm. Thức ở đây là Tâm. Ba cái ở trên (vedanā, saññā và cetanā) đi cùng với tâm là các Tâm sở. Như vậy Tâm và Tâm sở có mặt. Tâm và Tâm sở đồng sanh cùng với nhau. Ở trên chúng ta thấy 4 yếu tố Danh và 1 yếu tố Sắc còn ở dưới chúng ta nói theo cách khác gọi là Tâm và Tâm sở.

Tâm và Tâm sở (Thọ, Tưởng, Tư) đều nằm trong Danh uẩn.

Căn (mắt) cùng đối tượng của chúng (hình ảnh) thuộc về Sắc uẩn.

Và trong trường hợp này, chúng ta có Tâm, Tâm sở và Sắc

Phân tích theo Danh - Sắc

Chúng ta thấy có đối tượng và căn tiếp xúc với nhau, ở đây trường hợp của mắt thì nhãn thức sanh khởi. Nhãn thức thuộc về Danh (nāma) và nhãn căn cùng với đối tượng thuộc về Sắc (rūpa). Chúng ta có Danh và Sắc.

Kết Luận: Tại bất kỳ căn nào thì cách triển khai cũng tương tự như vậy, chẳng qua nó chỉ thay đổi cho nhau, ví dụ tại tai thay nhãn thức bằng nhĩ thức, nó cũng thông qua ba bước phân tích như thế này tức là khi có căn và đối tượng tiếp xúc với nhau thì có thức sanh khởi. Đi cùng với thức ở bước một, nó không đi một mình còn có thọ, tưởng và tư. Bốn cái này thuộc về danh còn hai cái nhãn căn và đối tượng thuộc về sắc. Như vậy bốn danh cộng với một sắc như vậy chúng ta có ngũ uẩn là khandha.

Bước thứ hai, chúng ta thấy nhãn thức này còn gọi là citta (tâm), còn ba cái kia (thọ, tưởng và tư) gọi là tâm sở. Nhãn căn và đối tượng thuộc về rūpa (sắc ). Như vậy chúng ta có tâm, tâm sở và sắc.

Sang đến bước thứ ba, chúng ta có nhãn thức thuộc về danh (nāma), nhãn căn và đối tượng thuộc sắc (rūpa). Như vậy chúng ta có Danh - Sắc.

Như vậy bước đầu tiên chúng ta phân tích ra có ngũ uẩn.

Bước thứ hai chúng ta thấy có Tâm, Tâm sở và Sắc.

Bước thứ ba, chúng ta thấy có Danh - Sắc.

Về nhĩ thức

Tương tự chúng ta sẽ áp dụng cho các cái khác chỉ việc thay tên của nó, thay mắt bằng tai, nhãn thay bằng nhĩ. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân tương tự như vậy.

Phân tích theo Ngũ Uẩn

Ở đây chúng ta thấy với căn là tai, lúc này chúng ta có nhĩ thức sanh khởi hay người ta còn gọi là cái nghe. Khi các căn tiếp xúc với đối tượng của nó thì có mặt cái nhìn, cái nghe, cái ngửi, cái nếm, cái xúc chạm và suy nghĩ. Khi có âm thanh tác động đến tai, có nhĩ thức sanh khởi, ngoài ra ta còn thấy Thọ nghĩa là chúng ta cảm thấy âm thanh đó như thế nào đấy nó thuộc về Thọ. Tưởng là do sự ghi nhớ của chúng ta trước đây, đã biết đây là âm thanh của cái tivi, cái quạt máy…vv. Tư ở đây là tác ý muốn nghe âm thanh đó. Ba yếu tố Thọ, Tưởng và Tư cùng với Thức thuộc về Danh uẩn. Chúng ta có tai hay là căn, đối tượng của tai là âm thanh, hai cái đó thuộc về sắc (rūpakhandha). Chúng ta có bốn Danh (nāmakhandha). Bốn Danh cộng với một Sắc (rūpakhandha) nên hình thành ngũ uẩn.

Phân tích theo Tâm, Tâm Sở và Sắc

Nhĩ thức người ta còn gọi là citta hay là Tâm. Nó không sanh khởi một mình mà nó sanh khởi cùng những thứ khác. Đồng sanh với nó là các Tâm Sở ở đây chính là Thọ, Tưởng và Tư. Cái tai và âm thanh thuộc về sắc (rūpa). Và trong trường hợp này, chúng ta có Tâm, Tâm Sở và Sắc.

Phân tích theo Danh- Sắc

Chúng ta thấy nhĩ thức sanh khởi thuộc về Tâm (Danh). Nó sanh khởi có nguyên nhân do âm thanh tác động với nhĩ căn. Âm thanh và nhĩ căn thuộc về Sắc. Nói tóm lại, ở giai đoạn cuối chúng ta chỉ thấy có Danh và Sắc mà thôi.

Kết Luận: Cho dù chúng ta nhìn, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm hay là suy nghĩ, nó chỉ là các tiến trình của Danh Sắc mà thôi. Như vậy các hiện tượng xảy ra ở sáu căn của chúng ta chỉ bao gồm hai tiến trình Danh (nāma) và Sắc (rūpa).

Sự sinh khởi ngũ uẩn thể hiện Tứ Diệu Đế

Chúng ta sẽ thấy có Thọ Uẩn trong ngũ uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức). Thọ uẩn là tập hợp các thọ, uẩn ở đây là các khandha: là nhóm hay là tập hợp. Vedanākhandha là tập hợp của các thọ. Nó có thể là thọ sanh khởi trong các căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Tập hợp của những cái thọ đó người ta gọi là Vedanākhandha.

Khi bất kỳ cái nào sanh khởi tại các căn của chúng ta, chẳng hạn khi nghe tiếng động, tiếng ồn, nếu chúng ta cho rằng tôi nghe, cho rằng cái nghe đó là tôi nghe thì như vậy đó là sự hiểu biết sai lầm hay là tà kiến.

Khi có Thọ sanh khởi, chúng ta cho rằng thọ đó là tôi, là người khác, là đàn ông hay là đàn bà và rồi chúng ta khởi lên sự tham ái, dính mắc và chấp thủ ở đó. Khi tham ái, chấp thủ sanh khởi chính là nguyên nhân của Khổ, trong Pali người ta gọi là samudaya sacca (Diệu Đế thứ 2). Do sự lầm tưởng có tôi, người khác, đàn ông đàn bà, chúng ta dính mắc và chấp thủ vào đó. Do có sự dính mắc giữa vợ chồng, bố mẹ và con cái v.v… là những nguyên nhân của khổ. Những dính mắc và chấp thủ chính là nguyên nhân của khổ.

Thực chất của vấn đề là khi phát sinh Thọ, khi sanh khởi rồi nó cũng diệt đi mà thôi. Khi Thọ diệt đi chúng ta thấy nó thuộc về một sự thật tức là thọ sanh và diệt đi thể hiện bản chất của khổ, Sự thật về Khổ (Diệu Đế thứ 3). Như vậy chúng ta có hai Sự Thật là nguyên nhân của khổ và cái thứ hai là sự thật của khổ.

Nguyên nhân của Khổ là Tham Ái, chấp thủ là tôi, của tôi

Sự thật của Khổ là các pháp luôn Sanh và Diệt.

Nếu chúng ta phân tích và quan sát thấy rõ được sự thật của Khổ thì đó chính là sammā-diṭṭhi magga sacca tức là chúng ta đạt được chánh kiến về Đạo đế.

Bước đầu tiên chúng ta rõ được nguyên nhân của khổ (Tập đế) là tham ái, chấp thủ

Bước thứ hai chúng ta thấy được sự thật của khổ (Khổ đế) là Sinh Diệt

Nếu chúng ta có thể quan sát được khổ đế đó thì Maggasacca – Đạo đế sanh khởi.

Thế rồi nếu chúng ta tiếp tục quan sát sâu hơn thì chúng ta sẽ thấy là ngay cả sammā-diṭṭhi magga sacca thì nó cũng diệt đi. Khi chúng ta quan sát sẽ thấy sự diệt đi của nguyên nhân của khổ samudaya sacca tức là chúng ta càng ngày càng quan sát sâu hơn thì chúng ta sẽ thấy các nguyên nhân của Khổ, nó cũng sẽ diệt đi. Và lúc này chúng ta sẽ không thấy sự sanh khởi của ngũ uẩn nữa. Khi không còn sự sanh khởi của ngũ uẩn thì chính đó là Niết bàn. Niết bàn ở đây chúng ta đạt được là nirodhā sacca tức là sự diệt khổ.

Như vậy đầu tiên chúng ta biết về nguyên nhân của khổ: Tham ái, chấp thủ. Tiếp theo chúng ta quan sát thấy sự thật của Khổ là bản chất Sinh – Diệt, quan sát tiếp sẽ thấy nguyên nhân Khổ cũng diệt đi, và tiếp đó là kinh nghiệm sự diệt khổ


Tiếp theo có thể áp dụng tương tự bốn bước như vậy cho Tưởng uẩn (saññākhandha). Tưởng uẩn sai lầm cho rằng có con người, có đàn ông, có ta, có người khác, có con vật v.v… đó là những tưởng sai lệch, sai lạc không đúng với sự thật của hiện tượng. Tương tự như vậy phần này áp dụng tương tự với bốn bước. Chúng ta chỉ thay Thọ bằng Tưởng mà thôi. Tiếp theo sau Tưởng là đến Hành. Chúng ta đang nói về nhóm tâm sở. Ba yếu tố này thuộc về Tâm Sở.

Nói tóm lại, chúng ta tìm hiểu hết tất cả các yếu tố trong ngũ uẩn, yếu tố nào trước, sau không quan trọng. Yếu tố đầu tiên là Thọ, rồi Tưởng, Hành, Thức sau đó quay về Sắc. Vấn đề mấu chốt ở đây qua sự sanh khởi của ngũ uẩn thể hiện sự thật của Tứ diệu đế ở trong đó. Như vậy khi phân tích các ngũ uẩn (thọ, tưởng, hành, thức và sắc) thì chúng ta nhận được sự thật của Tứ diệu đế ở trong đó.

Vậy đây là cách của ngài Monle đã hướng dẫn. Thứ nhất chúng ta hiểu về khandha (ngũ uẩn), tâm, tâm sở và sắc pháp rồi hiểu về danh và sắc, tiến trình đó chỉ có danh và sắc thôi, không có con người, chúng sinh nào ở đó cả.

Sau đó chúng ta phân tích các ngũ uẩn dưới các khía cạnh của Tứ thánh đế, hay nói tóm lại đối với bất kỳ đối tượng nào chúng ta luôn luôn có thể đưa vào công thức đó là chỉ có Danh và Sắc hay các tiến trình thân, tâm mà thôi.

Cuối cùng cũng chỉ còn lại Danh và Sắc hay Thân và Tâm, không có cái gì khác ngoài tiến trình này (Nāma và Rūpa). Các vị thầy khác cũng vậy, quy chung lại cũng chỉ xoáy đi xoáy lại vấn đề Danh- Sắc hay tiến trình Thân, Tâm mà thôi, ngoài ra không còn cái gì khác nữa.

Hướng dẫn của thiền sư Monle
Nguồn: Sư cô Hương Thiền