Hiện tại hay tương lai?

Caesar một vị tướng, một nhà chính trị lỗi lạc đã đặt nền móng cho đế chế La mã cổ đại đã thăm viếng một nhà hiền triết nổi tiếng thời bấy giờ. Caesar đã kể cho nhà hiền triết về các chiến công vang dội của mình như đã chinh phục châu Âu, Địa trung hải, Ai cập và đang bình định châu Phi.

Nhà hiền triết hỏi: Sau khi chinh phục châu Phi ông sẽ làm gì? Caesar trả lời rằng, sau khi chinh phục châu phi ông sẽ tiến đánh Ấn độ.

Vậy sau khi chinh phục Ấn độ, ông sẽ làm gì?

Caesar trả lời rằng: Sau khi chinh phục xong Ấn độ, ông ta sẽ ngủ một giấc ngon lành.

Nhà hiền triết hỏi: Vậy tại sao ông không ngủ một giấc ngon lành vào ngay đêm nay? (Chinh phục xong Ấn độ nghĩa là chinh phục được toàn thế giới, bởi thời bấy giờ hiểu biết thế giới chỉ có vậy thôi)

Caesar đã nói thay cho toàn thể nhân loại, hãy cố gắng chịu đựng gian khổ trong hiện tại để chinh phục, cai quản, điều khiển thế giới trong tương lai. Khi nào làm chủ, điều khiển, cai quản được thế giới theo ý thích của mình thì lúc đó không còn lệ thuộc, không còn bị rình rập đe doạ, không còn bị lo lắng, sợ hãi chi phối. Lúc đó có thể an tâm mà ngủ một giấc ngon lành.

Vậy ra cả một đời chịu đựng gian khổ trong hiện tại để cuối cùng được hết lo lắng, hết suy nghĩ, hết sợ hãi, để được ngủ một giấc ngon lành trong tương lai?

Các nhà hiền triết, những đầu óc xuất sắc của nhân loại đã thấy ra cái mâu thuẩn, cái phi lý trong lối sống này của nhân loại mới buông ra một câu: Thế sao không ngủ một giấc ngon lành ngay trong đêm nay?

Tuy thấy được cái phi lý, cái mâu thuẩn trong đời sống nhân loại là chịu đựng khổ trong hiện tại để hết khổ trong tương lai nhưng không ai trong những nhà hiền triết ấy chỉ ra được cách thức làm sao để cho Caesar ngủ được một giấc ngon lành ngay trong đêm nay.

Chỉ có một người độc nhất, có một không hai trên thế gian này đã khám phá, đã chứng đạt và thuyết giảng cách thức để chấm dứt khổ ngay trong hiện tại, ngay bây giờ và tại đây. Đó chính là Đức Phật Thích ca mâu ni.

Thiền sư Nguyên Tuệ

Nguồn: Facebook Phạm Thành Nam